Đại lý vé máy bay Jetstar ở Lạng Giang
Đại lý cấp 1 Jetstar bán vé máy bay trực tuyến qua điện thoại 0913 935 035tại Lạng Giang theo sự phát triển của Thương mại điện tử Toàn cầu.
Ở Lạng Giang mua vé máy bay Jetstar như thế nào là rẻ nhất:
- Mua vé máy bay qua điện thoại: 0913 935 035
- Truy cập Website đặt vé tại Đại lý vé máy bay ở Bắc Giang
- Gọi điện lên tổng đài 1900 1812 của Toancau Airlines để đặt vé
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin hình thức bán vé máy bay của các hãng hàng không đã thay đổi, các hãng hàng không chuyển qua bán vé trực tuyến hoặc qua điện thoại, hạn chế và bỏ bớt các phòng vé truền thống để giảm chi phí.
Vì vậy ở Lạng Giang cách tốt nhất là mua vé máy bay Jetstar qua điện thoại
Ưu điểm của việc mua vé Jetstar qua điện thoại ở Lạng Giang – Bắc Giang:
- Giảm chi phí vì các đại lý không cần phải thuê mặt bằng giá cao.
- Không phải đi lại nhiều giảm ùn tắc giao thông.
- Ứng dụng được công nghệ thông tin vào mua bán vé máy bay, ít nhầm lẫn và nhanh chóng hơn.
- So sánh được giá vé, thời gian, điều kiện giá vé giữa tất cả các hãng hàng không để có được lựa chọn tốt nhất qua Đại lý vé máy bay tại Bắc Giang.
- Nhân viên bán vé chuyên nghiệp, làm việc 24/24 sẵn sàng hỗ trợ hành khách mọi lúc mọi nơi qua tổng đài.
Hiện nay một số ngân hàng cũng cũng như các điểm bán vé không chuyên ở Lạng Giang có thể bán vé máy bay nhưng nhân viên Ngân hàng bán vé không chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm đặt giữ chỗ, hiểu biết về đường bay như Booker của đại lý vé máy bay cấp 1 vì vậy không thể cung cấp cho khách hàng được dịch vụ vé máy bay chính xác nhất và tốt nhất, Hạn chế nữa của Ngân hàng là chỉ làm việc vào giờ hành chính, nếu bạn có yêu cầu thay đổi về giờ bay, hành lý … hoặc muốn kiểm tra vé máy bayngoài giờ hành chính đều không thực hiện được.
Cây Dã Hương
Cây Dã Hương ngày thuộc xóm Giữa (tức xóm Viễn Sơn), xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc giang. Từ thành phố Bắc Giang, theo Quốc lộ 1A, tới thị trấn Vôi (Lạng Giang), rẽ trái đi khoản 15km là tới địa điểm cây Dã Hương, xã Tiên Lục.
Theo các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết cây Dã Hương có cách ngày nay khoảng một ngàn năm tuổi ở cạnh đình xóm Giữa, còn tuổi thật của cây Dã Hương là bao nhiêu cũng chưa xác định được.
Du khách thăm quan Cây Dã Hương
Cách đây khoảng 100 năm trở lại có nhiều cành to bị gãy, làm cho tán lá của cây thu hẹp dần và mỗi lần như vậy đền linh ứng với những sự kiện trọng đại của đất nước. Vào năm 1945 có một cành to ở phía đông bị gãy, năm đó nhân dân ta nổi dậy làm cuộc cách mạng Tháng Tám thành công. Năm 1979 có một cành to ở phía tây bị gãy, trong tình trạng không có mưa, gió bão, và cũng trong năm này xảy ra sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc. Tháng 2/1983, các em nhỏ đốt lửa sưởi ấm đã làm cháy gầm trong thân cây hai ngày liền.
Cây Dã Hương Tiên Lục (tên thường gọi của cây Dã Hương ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang) đã được trường Viễn Đông Bác Cổ trước đây xếp loại cây cổ thụ quý, hiếm có của Bắc kỳ. Cây Dã Hương đã tồn tại được lâu đời như vậy là do ý thức bảo vệ của nhân dân trong làng. Tình trạng của cây đến nay vẫn xanh tươi, nhưng thân cây nhiều đoạn đã bị mục, rỗng. Lớp vỏ bao quanh thân cây còn sống, trung bình không dày quá 15cm.
Cây Dã Hương cổ thụ là tài sản vô giá của nhân dân Tiên Lục nói riêng và của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung. Nó là biểu tượng cho bảo vệ môi trường, sinh thái, đồng thời nó cũng là một điểm để cho chúng ta phấn đấu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để Bắc Giang dần dần trở thành một tỉnh “xanh, sạch, đẹp”, xứng với hiện thực và tiềm năng sẵn có.
Đình Phù Lão – Kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ thời hậu Lê
Trải qua năm tháng chiến tranh, sự xuống cấp bởi thời gian qua nhiều lần tu bổ, đình Phù Lão vẫn giữ nguyên cho mình những nét cơ bản của ngôi đình cổ Việt Nam, nhất là về kiến trúc nghệ thuật. Bên trái Đình còn lưu giữ một tấm bia đá tứ diện, cao hơn 1m ghi công bà Đào Thị Hiền đã đóng góp tiền của xây dựng đình. Đình là nơi thờ thánh Cao Sơn – Quý Minh, ngoài ra còn thờ hai vợ chồng ông Hậu là những người có công tạo dựng ngôi đình.
Đình có bốn tàu đao mái, mái đình được lợp bằng ngói mũi bài. Tòa đại đình gồm bảy gian, dài 23m, rộng 12m, với 8 vì kèo 6 hàng cột, 48 cột. Các vì kèo kết cấu theo lối chồng rường giá chiêng, kết hợp kẻ moi ở bốn góc. Bốn cột giữa có bốn bức cốn chạy dài gần cả gian tạo nên bốn bức tranh trang trí lớn. Trừ cột, rui và hoành, các cấu kiến trúc gỗ khác như đầu dư, cốn, ván nong, kẻ, đấu trụ… đều được chạm trổ nhiều hình ảnh phản ánh cảnh sinh hoạt làng xã. Các bức chạm trổ đều được trang trí hình rồng và cảnh sinh hoạt văn hóa đời sống phồn thực, có cảnh múa hát của nam và nữ hoặc biểu diễn xiếc, hình người cưỡi rồng, hình người múa võ.
Trên ván ở đầu bẩy, có chạm hình thiếu nữ không có xiêm y trên râu rồng, làn tóc dài uốn từ sau lên trước, cảnh trai gái tỏ tình, âu yếm, cảnh ổ rồng có rồng mẹ và các rồng con, thể hiện một cách chân thực sinh động. Có những cảnh mà các nhà nghiên cứu khoa học chưa thể đọc được hết ý nghĩa của bức chạm khảm tinh tế sắc sảo đó.Lễ hội đình Phù Lão được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong phần hội có các chò trơi dân gian kéo co, vật, chọi gà, đánh đu, kéo cóc, đánh cờ người. Cờ người của làng Phù Lão dùng 32 cô gái trẻ làm quân, các cô đều mặc áo quần mới, có đeo chữ của quân cờ mà mình nhận. Trong ván cờ người này, cô gái nào đẹp nhất đóng tướng ông, tướng bà.
Booker 226 – Đặng Thị Thêm