Đại lý vé máy bay Jetstar ở Tân Yên

Đại lý cấp 1 Jetstar bán vé máy bay trực tuyến qua điện thoại 0913 935 035tại Tân Yên theo sự phát triển của Thương mại điện tử Toàn cầu.

Ở Tân Yên mua vé máy bay Jetstar như thế nào là rẻ nhất:

  1. Mua vé máy bay qua điện thoại: 0913 935 035
  2. Truy cập Website đặt vé tại Đại lý vé máy bay ở Bắc Giang
  3. Gọi điện lên tổng đài 1900 1812 của Toancau Airlines để đặt vé

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin hình thức bán vé máy bay của các hãng hàng không đã thay đổi, các hãng hàng không chuyển qua bán vé trực tuyến hoặc qua điện thoại, hạn chế và bỏ bớt các phòng vé truền thống để giảm chi phí.

Vì vậy ở Tân Yên cách tốt nhất là mua vé máy bay Jetstar qua điện thoại

Ưu điểm của việc mua vé Jetstar qua điện thoại ở Tân Yên – Bắc Giang:

  • Giảm chi phí vì các đại lý không cần phải thuê mặt bằng giá cao.
  • Không phải đi lại nhiều giảm ùn tắc giao thông.
  • Ứng dụng được công nghệ thông tin vào mua bán vé máy bay, ít nhầm lẫn và nhanh chóng hơn.
  • So sánh được giá vé, thời gian, điều kiện giá vé giữa tất cả các hãng hàng không để có được lựa chọn tốt nhất qua Đại lý vé máy bay tại Bắc Giang.
  • Nhân viên bán vé chuyên nghiệp, làm việc 24/24 sẵn sàng hỗ trợ hành khách mọi lúc mọi nơi qua tổng đài.

vé máy bay giá rẻ Jetstar

Hiện nay một số ngân hàng cũng cũng như các điểm bán vé không chuyên ở Tân Yên  có thể bán vé máy bay nhưng nhân viên Ngân hàng bán vé không chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm đặt giữ chỗ, hiểu biết về đường bay như Booker của đại lý vé máy bay cấp 1 vì vậy không thể cung cấp cho khách hàng được dịch vụ vé máy bay chính xác nhất và tốt nhất, Hạn chế nữa của Ngân hàng là chỉ làm việc vào giờ hành chính, nếu bạn có yêu cầu thay đổi về giờ bay, hành lý … hoặc muốn kiểm tra vé máy bayngoài giờ hành chính đều không thực hiện được.

Đại lý vé máy bay cấp 1 tại Tân Yên 0941 302 302

Đại lý vé máy bay cấp 1 tại Tân Yên 0941 302 302

Điểm tham quan ở Tân Yên

 Tân Yên là một huyện miền núi thấp nằm về phía tây bắc của tỉnh Bắc Giang, nơi chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng miền núi phía Bắc. Tân Yên có điều kiện tự nhiên, địa hình khá phong phú, đa dạng có núi, có sông, có rừng cây, lại có những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ… khí hậu nhiệt đới ôn hòa, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ, nên thơ.Tân Yên còn là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, để lại dấu ấn đậm nét trong những mái đình, mái chùa cổ kính, với cây đa, bến nước, ao làng, những dặng tre xanh ngát, những lễ hội dân gian đặc sắc, những phong tục đẹp, những làn điệu dân ca… Đồng thời, nơi đây còn ghi nhiều dấu ấn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.  Đó là những giá trị văn hoá có thể khai thác phục vụ khách du lịch.

Tân Yên có một tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử.

+ Khu du lịch núi Dành: Nằm cách thành phố Bắc Giang không xa là một địa danh đã đi vào thơ ca trong lịch sử. Đó là núi Chung Sơn hay còn gọi là núi Dành – một ngọn núi cao, phong cảnh đẹp nổi tiếng thuộc địa phận hai xã Việt Lập và Liên Chung. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” có đoạn ghi rằng: “Núi Chung Sơn ở xã Bảo Lộc, thuộc địa giới Yên Thế sản xuất ra sâm nam và cỏ thi…”. Núi Chung Sơn có nghĩa là ngọn núi tựa như một quả chuông lớn đặt ở phía nam của huyện. Cận kề ngọn núi ấy có hai dòng sông lớn là sông Thương và sông Nhâm Ngao. Thế núi uốn lượn, uyển chuyển quanh năm soi bóng xuống sông Thương xanh trong tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Trên núi có nhiều thông xanh, cảnh sắc thâm u, tĩnh mịch, mát mẻ, gió reo vi vút quanh năm núi Chung Sơn (núi Dành) là ngọn núi quý của vùng, chung đúc được nhiều khí thiêng của trời đất, sản sinh ra hai loài thảo mộc: sâm núi Dành và hành Liên Bộ. Từ lâu, dân gian vẫn có câu ca rằng:

Sâm Nam nổi tiếng núi Dành

Chợ đầy nhan nhản những hành Chung Sơn

Sông Thương uốn khúc lượn quanh

Cá nhiều tôm sẵn Lãn Tranh giỏi chài.

Quanh núi Dành còn có nhiều di tích cổ, điển hình như: lăng đá quan Thái Bảo, chùa Thú, chùa không Bụt, chùa Chàng, đình Nguyễn, đình Vường, đình chùa Lãn Tranh, mộ quan Nguyễn Đắc Thọ, đền Núi Dành… Hàng năm vào dịp đầu xuân, hệ thống các di tích ấy lại tưng bừng mở hội thật long trọng. Trong hội  lệ có tế lễ, rước kiệu thờ uy nghi, cùng với hàng loạt các trò chơi dân gian độc đáo (cướp cầu, vật, chọi gà, cờ tướng, leo cầu kiều…) thu hút rất đông người đến tham dự. Trong tiết trời xuân ấm áp, được cùng người thân, bạn bè trẩy hội, leo núi, ngắm cảnh núi Dành thông xanh bát ngát thì thật không gì vui sướng hơn.

       Núi Dành Phong cảnh hữu tình, lại có những dấu tích cổ xưa, chính là thế mạnh để trở thành khu du lịch sinh thái của huyện Tân Yên. Trong tương lai, nếu đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch cho hệ thống khu di tích quanh núi Dành thì chắc rằng lượng khách đến thăm quan sẽ ngày càng nhiều.

+ Khu du lịch Núi Đót: Núi Đót là ngọn núi lớn nằm ở cực tây bắc của huyện Tân Yên, cách trung tâm huyện chừng 17 km. Núi có độ cao 121,8m, rộng 300ha, chạy theo h­ướng tây bắc – đông nam. Một phần sống núi là đường ranh giới giữa hai tỉnh, một bên là làng Yên Lý, Mai Hoàng, xã Phúc Sơn của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, bên kia là làng Phẩm, làng Giàng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, xung quanh hiện lên những cánh đồng mầu mỡ, những dải kênh mương trong xanh uốn lượn như những dải lụa bạc, những mái nhà ngói đỏ, những rặng tre xanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ. Nằm quanh vùng núi Đót gồm có các làng: làng Luông, Lý Cốt, Trám, Yên Lý, Lữ Vân, Đài Sơn. Đây là những làng cổ trù phú có hệ thống di tích lịch sử văn hoá phong phú: cụm di tích đình chùa Lý Cốt, nghè Bà Giã, giếng Hà, phần mộ Bà Giã, đình Yên Lý, chùa Am Vân.

Cũng ở khu vực núi Đót, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều di vật đồ đá như, các mảnh tước, rìu, các mảnh ghè đẽo… Điều đó chứng tỏ rằng: từ thời nguyên thủy trên mảnh đất này đã có con người sinh sống. Ngày nay trên khu vực núi Đót có trồng nhiều cây cối xanh tốt bốn mùa toả bóng mát. Đến thăm ngọn núi Đót, ta không quên lặng mình để lắng nghe truyền thuyết kể về vị nữ tướng thời Hai Bà Trưng: “Vào thời Hai Bà Trưng đứng lên phất cờ khởi nghĩa, có một người con gái đẹp tên là Dương Thị Giã người ở làng Chuông thuộc Nhã Nam là một nữ tướng tài giỏi. Bà đã cầm quân đánh giặc giữ gìn vùng đất phía Bắc. Nhưng, vì lực lượng yếu, không thể trụ được, bị thất thủ bà phải bỏ chạy về khu vực giếng Hà và tuẫn tiết tại đây”. Nhân dân trong vùng đã cấm lửa, cấm đồng trong hai ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 4 âm lịch là để tưởng nhớ đến ngày bà hoá và lập nghè thờ bà ở khu vực này và gọi giếng Hà. Phần mộ bà Giã nằm ở dưới chân núi Đót. Xung quanh khu vực mộ bà cây cối um tùm rậm rạp. Hàng năm, vào tháng 4 âm lịch, quanh khu vực núi Đót, đình, chùa, nghè Lý Cốt, đình Yên Lý, nhân dân lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ bà Giã. Trong các ngày hội lệ, mọi người đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng việc tế lễ rước rước sách, và tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo, thể hiện truyền thống thượng võ của miền Yên Thế hạ, đó là trò đua ngựa bắn cung. Dân trong vùng kể lại rằng, trò đua ngựa bắn cung ở đây khởi xướng là do các ông Đề Ngôn, Đề Trần, nghĩa quân Yên Thế tổ chức, dần dần trở thành lệ. Có năm, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám còn đích thân về tham dự lễ hội. Ngày nay, những lễ hội ấy vẫn được duy trì, thu hút rất đông người các nơi về thăm quan, chảy hội. Với những giá trị lịch sử to lớn, với những dấu tích khảo cổ học và một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hệ thống di tích cổ bao quanh, núi Đót sẽ trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của vùng đất Tân Yên.

Tân Yên là một huyện có bề dày văn hoá lịch sử, gắn liền với truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Đến nay, tại đây còn bảo lưu được nhiều những di tích lịch sử quý giá. Tính đến hết 31/12/2007, Tân Yên có 347 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 52 di tích được xếp hạng. Trong số các di tích xếp hạng, có nhiều di tích đặc biệt quan trọng, lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc tiêu biểu như: đền thờ Nàng Giã Đại Thần (núi Đót – xã Phúc Sơn), cụm di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế… Ngoài ra, hầu hết các làng ở Tân Yên đều có đình, chùa – nơi sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng của cộng đồng.

Một số di tích tiêu biểu, như: đình Vường, đình Nội, đình Cao Thượng, chùa Kim Tràng, chùa Tứ Giáp, đều là những di tích cổ còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc, nhiều giá trị lịch sử quan trọng.

Hệ thống các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở vùng đất Tân Yên vẫn còn đậm nét và bảo lưu được nhiều gía trị lịch sử, văn hoá truyền thống tốt đẹp

Đình – chùa Vồng thuộc xã Song Vân. Nơi đây l­ưu giữ nhiều sự kiện lịch sử, cách mạng của vùng đất Song Vân – Vân Cầu – Cầu Vồng, vùng đất thượng du của Yên Thế xưa và Tân Yên ngày nay. Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913), vùng Vân Cầu, đình-chùa Vồng là nơi hoạt động của Đề Công (Tạ Văn Công), Đề Nguyên (Tạ Văn Nguyên), Đề Cần (Tạ Văn Cần), Thống Ngò (Tạ Văn Khấu), Quản Khối (Giáp Văn Khối)… và người làng Trũng có vai trò rất quan trọng.

Khu di tích lư­u niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám: làng Trũng, xã Ngọc Châu, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 22km. Khu di tích l­ưu niệm Hoàng Hoa Thám, ở làng Trũng bao gồm: đền thờ Hoàng Hoa Thám, di tích thời niên thiếu từ năm ông 5 tuổi đến 17 tuổi; khu mộ của thân tộc Hoàng Hoa Thám; Đình Trũng, chùa làng Trũng.

Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, ngư­ời dân làng Trũng rất tự hào rằng: Chính mảnh đất này đã nuôi dưỡng nên Hoàng Hoa Thám. Là một võ t­ướng tài năng, ông trở thành vị thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế suốt gần 30 năm. Khu di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế nên đã thu hút rất nhiều du khách yêu thích tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc và học sinh các trường đến thăm quan, học tập.

Những thắng cảnh và di tích nói trên là một lợi thế quan trọng để phát triển du lịch của huyện Tân Yên, hình thành các tour du lịch trong huyện, trong tỉnh và liên tỉnh.

 

Booker 226  – Đặng Thị Thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *